Lưu ý để hết lo viêm họng vì uống đồ lạnh

Lưu ý để hết lo viêm họng vì uống đồ lạnh

Mùa hè oi bức khiến cơ thể tăng nhu cầu giải nhiệt bởi những loại thức uống mát lạnh. Hậu quả là bạn cảm thấy đau rát họng, khô họng, viêm họng khó chịu. Chỉ cần lưu ý những điều quan trọng này, bạn đã có thể uống thoải mái.

Tác hại của đồ uống lạnh đối với cơ thể

Uống nhiều đồ lạnh có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, nhất là vùng mũi họng và dạ dày. Bác sĩ Lưu Kiến Hoa, Phó Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi Bắc Kinh cho biết, uống đồ uống lạnh sẽ gây kích thích dạ dày. Không chỉ dẫn đến huyết quản niêm mạc dạ dày bị co thắt, giảm dịch tiết dạ dày, mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể của trẻ. Nguyên nhân là do chức năng dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, niêm mạc đường tiêu hóa nhạy cảm.

Uống đồ lạnh thường xuyên cũng khiến răng bị kích thích và ảnh hưởng đến sự phát triển của răng. Đặc biệt, nước đá làm niêm mạc cổ họng bị co thắt gây sưng đỏ, phù nề. Vùng cổ họng bị giảm nhiệt độ đột ngột dẫn đến viêm họng, viêm phế quản.

Uống đồ lạnh đúng cách để đảm bảo sức khỏe

Dùng đồ lạnh một cách khoa học sẽ giúp giảm thiểu các tác hại đối với cơ thể. Bạn sẽ không cần phải kiêng khem nó, chỉ cần lưu ý những điều sau đây.

1. Không lạm dụng đồ lạnh và uống quá nhiều

Uống nhiều đồ lạnh sẽ cản trở sự hấp thu dinh dưỡng và chức năng tiêu hóa. Từ đó xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng... Do đó chỉ nên uống từ từ từng ngụm, mỗi ngụm tầm 100ml và cách nhau 10 – 15phút thui nhá.

2. Tránh uống quá nhanh 

Uống đồ lạnh quá nhanh sẽ gây kích thích niêm mạc miệng, kích thích dây thần kinh sinh ba, gây ra các cơn đau dữ dội. Ngoài ra, uống nước nhanhnó còn cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn lên, khó thở, ra mồ hôi lạnh...

3. Tránh uống xen kẽ đồ nóng và lạnh

Uống xen kẽ nóng lạnh sẽ làm hỏng men răng, còn dẫn đến rối loạn chức năng đường tiêu hóa, ăn đồ nóng và đồ lạnh cách nhau ít nhất 30 phút.

4. Tránh tập thể dục và uống đồ uống lạnh

Sau khi tập thể dục, nhiệt độ cơ thể cao và các mạch máu ở trạng thái thư giãn. Kích thích lạnh sẽ gây chuột rút đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích.

5. Cân nhắc thời điểm uống đồ lạnh phù hợp

Tránh uống đồ lạnh trước bữa ăn, sau bữa ăn, vào sáng sớm và trước khi đi ngủ.

6. Tránh cho trẻ sơ sinh uống đồ lạnh

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu và các chất như hương vị, sắc tố và chất bảo quản trong đồ uống lạnh cực kỳ có hại cho hệ tiêu hóa và hệ hô hấp của trẻ.

7. Chú ý đến thời hạn sử dụng và vệ sinh tay

Đồ uống lạnh để quá lâu, rất dễ sản sinh vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột cấp tính, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

8. Hạn chế đồ lạnh vào ngày thời tiết lạnh

Vào những ngày thời tiết lạnh, những món ấm nóng nên được ưu tiên hơn bởi chúng có thể giúp bảo vệ cổ họng cũng như hạn chế các bệnh viêm đường hô hấp.

9. Những người không nên uống đồ lạnh

Trẻ béo phì, trẻ có chức năng tiêu hóa kém, dễ bị đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, trẻ bị dị ứng, đặc biệt là trẻ bị hen phế quản và viêm họng dị ứng. Ngoài ra, các bà mẹ mang thai cũng tuyệt đối không nên uống đồ lạnh để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Mẹo để không bị viêm họng khi uống đồ lạnh

- Bổ sung kẽm cho cơ thể. Đây là thành phần có thể làm dịu cơn đau họng và những triệu chứng cảm lạnh. 

- Súc miệng bằng nước muối nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong miệng gây đau họng.

- Hít sâu bằng mũi và thở ra bằng mồm nhiều lần. Bài tập kéo dài từ 5-10 phút sẽ giúp bạn vừa cải thiện được đau họng, vừa cải thiện được căng thẳng.

- Ngậm một miếng đường phèn để làm dịu cổ họng hoặc các loại viên ngậm làm ấm đường hô hấp.

Bài viết liên quan