Trẻ còi xương & những lưu ý quan trọng dành cho mẹ

Trẻ còi xương & những lưu ý quan trọng dành cho mẹ

Rất nhiều mẹ hiện nay hiểu nhầm bệnh còi xương là suy dinh dưỡng. Tuy nhiên thực tế bé bụ bẫm vẫn có thể mắc bệnh còi xương.

Bệnh còi xương là gì?

Còi xương là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Lâu dài, bệnh có thể gây biến dạng xương, khiếm khuyết nha khoa, động kinh, thậm chí tử vong do nhiễm khuẩn.

Bản chất của bệnh còi xương là sự thiếu hụt vitamin D từ ánh nắng mặt trời và các nguồn dinh dưỡng hằng ngày. Cơ thể vì thế kém hấp thu canxi & phốt-pho ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Bé sinh non, sinh đôi, không được nuôi bằng sữa mẹ, quá bụ bẫm hay được sinh vào mùa đông cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh còi xương nhiều hơn những bé khác.

Còi xương khác suy dinh dưỡng (còi cọc)

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể còi cọc, các chỉ số cơ thể đều thấp hơn bạn đồng trang lứa. Lúc này trẻ có thể mắc bệnh còi xương hoặc không. Ngược lại, những bé trông mập mạp, tròn trịa nhu cầu về canxi và phôt-pho nhiều hơn không được đáp ứng khả năng mắc bệnh còi xương cao hơn. 

Các bé suy dinh dưỡng thường mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bị bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc rang. Các biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng thường thấy là phù thũng toàn thân, rối loạn sắc tố da, thiếu máu da xanh, niêm nhạt, suy thoái ở da, lông, tóc, móng, còi xương, hạ canxi, còi cọc, khô giác mạc, quáng gà,…

Trong khi đó, bé còi xương thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Sau gáy bắt đầu rụng tóc tạo thành hình vành khăn. Xương có các biểu hiện như thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. Các bé còi xương nặng còn mắc các di chứng như chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O. Ngoài ra, còn có các biểu hiện như răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

Cách điều trị còi xương khoa học để tốt cho bé 

Thực tế, phòng và điều trị bệnh còi xương cho trẻ không khó như nhiều mẹ nghĩ.

Trong thời gian mang thai, các mẹ nên tắm nắng bằng cách đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D. Ăn uống đủ chất để phòng tránh đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Sau khi sinh, trẻ cần được bú mẹ ngay và cố gắng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ 6 tháng trở lên bắt đầu cho ăn bổ sung. Chú ý thêm dầu mỡ, rau xanh, thực hiện "tô màu bát bột" để trẻ cảm thấy thích thú với việc ăn.

Ánh nắng mặt trời là một trong những giải pháp cực kỳ hiệu quả và không hề tốn kém. Chỉ cần 15 - 30 phút trước 9h sáng mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sớm. Mẹ có thể để lộ từng phần cơ thể của trẻ và cho tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp. Quá trình này sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp vitamin D để điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho. 

Ngoài ra, nếu không có ánh nắng, mẹ có thể cân nhắc cho bé đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Song song đó, bổ sung thêm vitamin D theo hướng dẫn điều trị của các bác sĩ khoa nhi thông qua thực phẩm bổ sung hoặc các thức ăn giàu canxi, vitamin D3, vitamin K2...

>>> Tham khảo Các Công dụng của Vitamin D3: https://medipharusa.com/suc-nang-tu-vitamin-d3.html

Bài viết liên quan