Bệnh cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng

Bệnh cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng

Thực trạng hiện nay cho thấy, đa số người bệnh thường không biết mình bị huyết áp cao (còn được gọi là tăng huyết áp hay lên tăng-xông). Mặt khác, phần lớn người biết có tăng huyết áp không được điều trị và kể cả được điều trị thì đa số vẫn không kiểm soát tốt huyết áp và phải sống chung với căn bệnh này suốt đời.

Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch, nếu áp lực của máu quá cao sẽ bắt tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng lượng máu cần cung cấp và đủ máu bơm đi khắp cơ thể. Chính vì vậy, nếu huyết áp tăng quá cao rất dễ dẫn đến đột quỵ và kèm theo những cơn đau tim xuất hiện, ngoài ra còn khiến thận và các cơ quan khác bị tổn thương.

Tăng huyết áp thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi nó có thể không gây ra bất kì triệu chứng nào trong nhiều năm, là bệnh lý thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi. Bệnh chiếm 8-12% dân số và người bệnh sẽ phải sống chung với nó thời gian dài. Trên thực tế, cứ 5 người lại có 1 người không ý thức được họ bị tăng huyết áp. Theo các tài liệu thống kê cho thấy cứ 10 người bệnh xuất hiện 1 người mắc bệnh cao huyết áp. Nếu tính đến lớp tuổi người già thì tỷ lệ lại càng cao hơn có thể tới 1/3 số người mắc bệnh này.

Cao huyết áp là bệnh lý để lại những di chứng nặng nề hoặc gây tử vong. Bệnh có thể âm thầm làm tổn thương tim, phổi, mạch máu, não, thận,... cũng như là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tử vong. Mỗi năm, 17,5 triệu người chết vì tim mạch trên thế giới, nhiều hơn 4 lần: HIV- AIDS, Sốt rét và Lao Phổi cộng lại.

Tại Việt Nam, theo GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam thì năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp thì năm 2009 tỷ lệ này ở người lớn là 25,4% năm 2016 tỷ lệ người lớn bị tăng huyết áp đang ở mức báo động là 48% - “Đây là mức báo động đỏ trong thời gian hiện tại”.

Tìm hiểu những chỉ số nhận biết cao huyết áp

Khi bạn được đo huyết áp, kết quả sẽ bao gồm hai con số, trông giống như một phân số, ví dụ như 120/80. Số ở phía trên đại diện cho áp lực lên động mạch trong khi cơ tim co lại, hay còn gọi là huyết áp tâm thu. Con số phía dưới đại diện cho huyết áp của bạn khi cơ tim nghỉ giữa các lần co bóp và được gọi là huyết áp tâm trương. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tim bạn phải làm việc rất nhiều mới có thể bơm máu đi khắp cơ thể được.

Huyết áp được đo bằng đơn vị là milimet thủy ngân, viết tắt là mmHg. Bất cứ chỉ số huyết áp nào nằm trong khoảng dưới 120/80 mmHg và trên 90/60 mmHg sẽ được coi là bình thường.

Chỉ số huyết áp cao hơn 120/80 mmHg được coi là dấu hiệu cảnh báo để bạn chú ý hơn đến các thói quen tốt cho tim mạch. Khi huyết áp tâm thu (số lớn hơn) nằm trong khoảng 120 đến 139 mmHg hoặc nếu huyết áp tâm trương (số nhỏ hơn) nằm trong khoảng từ 80 - 89 mmHg thì có nghĩa là bạn đang ở giai đoạn tiền tăng huyết áp.

Giai đoạn 1: Cao huyết áp không có triệu chứng rõ ràng

Khi bạn có huyết áp trên 180/110 mmHg thì nhức đầu có thể là dấu hiệu hàng đầu cần quan tâm. Nhưng, triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện trong trường hợp tăng nhẹ huyết áp.

Giai đoan 2: Bệnh nhân có tổn thương thực thể như dày thất trái, protein niệu tăng, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…

Giai đoạn 3: Tổn thương nhiều cơ quan như não, mắt (xuất huyết vỏng mạc, phù gai thị lực, mờ mắt), suy thận và tiến triển rất nhanh.

Giai đoạn 4: Giai đọan ác tính: Giai đoạn này huyết áp thường rất cao, nhức đầu, chóng mặt.  Đồng thời gây nên các biến chứng não (xuất huyết não, liệt do tai biến), xơ vữa động mạch gây tai biến và đột quỵ, tim (suy tim, hen tim, nhồi máu cơ tim), suy thận,...

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp

Mỡ máu cao gây tắc thành động mạch khiến máu khó lưu thông làm huyết áp tăng cao. Tỉ lệ mắc cao huyết áp là khác nhau giữa các nhóm người. Ví dụ, tại Mỹ, người Mỹ gốc Phi có số người mắc cao hơn nhóm người khác, số người nhập viện do nguyên nhân này cũng nhiều hơn. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này liên quan đến tỉ lệ bệnh béo phì, tiểu đường và đột quỵ.

Một số bệnh ảnh hưởng đến cao huyết áp có thể kể đến như: Bệnh thận mạn tính, suy thận, viêm cầu thận, ứ nước bể thận; U thượng thận, HC Cushing; Bướu hay bệnh lý về tuyến giáp; Tiền sản giật; Tiểu đường; Béo phì hoặc dư cân; Gan nhiễm mỡ; Thiếu hấp thu calci, kali, magiê. Thiếu hụt vitamin D; Máu nhiễm độc tố từ thuốc trừ sâu, các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm trong thức ăn và đồ uống,…

Bên cạnh đó chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp: Hút thuốc lá, uống rượu, bia nhiều; Ăn uống các chất kích thích, ăn mặn; sử dụng thuốc như thuốc ngừa thai dạng uống; chế độ sinh hoạt; thiếu hoạt động thể lực; công việc đòi hỏi phải ngồi lâu, stress,...

Cao huyết áp được xem là bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Từ 45 tuổi trở lên, nam giới bị tăng huyết áp nhiều hơn phụ nữ. Tăng huyết áp thường gặp ở cả nam và nữ khi có tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở phụ nữ trong độ tuổi 65. Đối với tăng huyết áp ác tính, người trẻ tuổi hơn có nguy cơ cao hơn những bệnh nhân lớn tuổi.

Cao huyết áp cũng mang yếu tố di truyền với gia đình có người có tiền căn bị tăng huyết áp hoặc nếu bạn bị tiểu đường. Khoảng 60% những người tiểu đường sẽ bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thai kì là một loại tăng huyết áp xảy ra vào nửa sau của thai kì ở những người chưa bao giờ bị tăng huyết áp trước đó. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh lí nghiêm trọng hơn là tiền sản giật, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tình trạng này có thể gây giảm lượng máu và oxy đến thai và ảnh hưởng đến thận và não của người mẹ. Sau khi sinh, mẹ có thể trở lại mức huyết áp bình thường.

Những người bị tăng huyết áp được theo dõi sát sao. Một số xét nghiệm máu sẽ được thực hiện, có thể vài lần để đánh giá tình trạng của thận và những cơ quan khác. Đôi khi, các xét nghiệm biến chứng có thể cần thiết và siêu âm để xem hình ảnh tim, những cơ quan khác cũng được thực hiện.

Triệu chứng thường gặp và biến chứng của bệnh cao huyết áp

Do tăng huyết ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan nhạy cảm trực tiếp với huyết áp (thận, mắt, não, hệ tim mạch), triệu chứng của bệnh thường liên quan đến những vấn đề ở các cơ quan đó như nhìn mờ, hoa mắt chóng mặt, đau ngực, co giật, giảm lượng nước tiểu, tiểu ra máu, tê bì/kiến bò ở tay, chân hoặc mặt, đau đầu dữ dội, khó thở… Những triệu chứng này thường đi kèm với những tình trạng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc những vấn đề về thận.

Phòng ngừa cao huyết áp bằng cách nào?

Bệnh cao huyết áp có nguyên nhân từ nhiều bệnh khác gây nên, do đó cần điều trị các bệnh ảnh hưởng đến cao huyết áp. Ăn kiêng và thay đổi lối sống cũng có thể cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy vẫn có thể cần điều trị kèm bằng sản phẩm phù hợp ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến huyết áp mục tiêu.

Bước đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp là phải thay đổi lối sống hợp lý như  chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm cân.   

Thay đổi lối sống có thể giảm huyết áp ở một số bệnh nhân. Hiệu quả tương tự như sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích,... người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng túng khi chọn dùng các đồ ăn thức uống cụ thể trong sinh hoạt thường nhật.

Không ăn mặn, chế độ ăn ít muối rất có lợi. Nghiên cứu đối với người châu Âu cho thấy nếu thực hiện chế độ ăn ít muối trong hơn 4 tuần nhận thấy sẽ giảm huyết áp, ở cả người bình thường lẫn bệnh nhân tăng huyết áp. Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), chế độ ăn giàu hạt dẻ, cá, gia cầm, trái cây và rau quả giảm huyết áo; uống ít rượu bia, cà phê và các chất kích thích...

Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý như giữ tinh thần lạc quan, đi bộ mỗi ngày, rèn luyện thể lực, ngủ đủ giấc, tránh hoặt động mạnh hoặc cảm xúc mạnh… Những phương pháp điều trị khác hướng đến giảm căng thẳng thần kinh như biofeedback, thư giãn hoặc thiền có thể điều trị huyết áp.

Phương pháp điều trị bệnh

Tăng huyết áp là một bệnh lí kéo dài. Điều quan trọng là bạn cần uống thuốc và tiếp tục theo dõi huyết áp. Bệnh nhân cần giữ nó dưới sự kiểm soát để giảm nguy cơ bị đột quỵ, bệnh tim mạch và suy thận.

Những nhóm thuốc được sự dụng trong điều trị cao huyết áp:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Đây là thuốc giúp tăng thải muối ra khỏi cơ thể và làm tăng nước tiểu. Thuốc lợi tiểu thường được lựa chọn đầu tiên nếu chế độ ăn và tập luyện không đủ để giảm huyết áp. Thuốc giúp cơ thể đào thải bớt muối và nước, làm giảm huyết áp. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.
  • Thuốc chẹn beta giúp làm giảm nhịp tim, giúp tim hoạt động đỡ vất vả hơn. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh lí tim mạch khác, ví dụ như loạn nhịp tim; và có thể được chỉ định kèm các thuốc khác.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Thuốc ức chế men chuyển làm sản xuất angiotensin II - một chất có tác dụng co mạch. Kết quả là nó làm giãn mạch, hạ huyết áp cũng như giảm gánh nặng của tim. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc ức chế men chuyển.
  • Thuốc chẹn thụ thể (ARB): Thay vì làm giảm sản xuất angiotensin II, các thuốc này ngăn chặn các thụ thể tiếp nhận angiotensin, làm mất tác dụng co mạch và giảm huyết áp. Thuốc có thể cần sử dụng một vài tuần để đạt được hiệu quả.
  • Thuốc chẹn kênh canxi làm giảm vận chuyển canxi vào trong các tế bào tim và mạch máu. Bởi vì canxi làm tăng co bóp cơ tim nên những thuốc này làm giảm co cơ tim và giãn mạch.
  • Những thuốc khác có thể làm giãn mạch như thuốc chẹn alpha, thuốc giãn mạch và thuốc tác động lên thần kinh trung ương. Bác sĩ có thể cho sử dụng các thuốc này nếu những thuốc hạ áp khác không đủ tác dụng hoặc nếu bạn có các bệnh lí khác.

Được biết, giải pháp điều trị tốt nhất hiện nay còn đang tranh cãi là Cochrane collaboration, WHO và Hoa Kỳ sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide liều thấp. Hướng dẫn của Liên hiệp Anh (UK) nhấn mạnh nên sử dụng nhóm thuốc block kênh calci (CCB) cho người trên 55 tuổi hoặc người gốc Phi hoặc Caribbe, còn đối với thanh niên nên sử dụng nhóm thuốc ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin (ACE-I). Ở Nhật có thể bắt đầu điều trị với một trong 6 nhóm thuốc: CCB, ACEI/ARB, lợi tiểu thiazide, beta-blockers, alpha-blockers đều phù hợp. Trong khi Canada và châu Âu tất cả các nhóm nhưng nhóm thuốc alpha-blockers cần khuyến cáo.

Bài viết liên quan