Những con ho dai dẳng khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức, thậm chí gây khó chịu cho những người xung quanh. Bạn thắc mắc đang yên đang lành tự nhiên ho, vì sao và phải làm gì bây giờ?
Ho là bệnh phổ biển hiện nay và có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày là rất quan trọng. Đôi khi ho liên tục và dù bạn uống nhiều thuốc cũng không thấy thuyên giảm. Cùng Khoemoingay.vn tìm hiểu trong bài viết sau để biết nguồn cơn vì sao ho xuất hiện và cách điều trị để hết ho nhanh nhất nhé.
Ho là triệu chứng, không phải bệnh
Ho là một phản ứng thông thường giúp bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm, loại bỏ các chất nhầy làm nghẽn khí quản, cải thiện luồng không khí cho cơ thể dễ thở hơn. Nguyên nhân là do môi trường sống bị ô nhiễm, không khí ẩm ướt, thay đổi thời tiết đột ngột... Nhưng khi cơn ho đã kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy nghĩ ngay đến khả năng bạn đã mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hoặc một số ít các bệnh tim mạch.
Triệu chứng khi bị ho
Ho có thể cấp tính hoặc mạn tính và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do đó, để chủ động hơn trong điều trị, bạn cần để ý đến những triệu chứng của cơ thể khi ho.
- Ớn lạnh, mệt mỏi do cúm, cảm lạnh
- Sốt nhẹ, chảy nước mũi, nghẹt mũi
- Nhức mỏi cơ thể
- Ho kéo dài gây đau đầu, rát họng
- Ho có đờm, chấy nhầy (nhiễm trùng phổi, viêm xoang, phế quản)
- Ho về đêm làm gián đoạn giấc ngủ
Thông thường, ho sẽ tự mất đi sau vài ngày bị cảm cúm, cảm lạnh. Nhưng nếu sau 7 ngày không giảm và bạn có những biểu hiện như ho ra máu, sốt cao, khó thở thì cần chẩn đoán nguyên nhân và điều trị ngay.
Nguyên nhân gây ho
Nguyên nhân khiến bạn bị ho có thể kể đến như:
- Khói thuốc lá, các chất kích thích khác như bụi phấn hoa, lông da thú cưng, bụi hóa chất công nghiệp, ô nhiễm khói bụi xe cộ, độ ẩm môi trường thấp...
- Ho do dị ứng và hen suyễn
- Ho do thay đổi không khí đột ngột, thời tiết lạnh...
- Ho do chế độ ăn uống: nhiều nước đá, ăn mặn quá hoặc ngọt quá, cơ thể thiếu sắt...
- Ho do viêm, nhiễm trùng phổi, phế quản, viêm xoang, trào ngược axit dạ dày...
- Các hội chứng nhưng thở khi ngủ, bị trầm cảm, tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc tim mạch...
Chẩn đoán ho
1. Chẩn đoán xác định:
Ho kéo dài bao gồm những trường hợp ho > 3 tuần và được chia thành:
- Ho bán cấp: ho từ 3- 8 tuần
- Ho mạn tính: ho kéo dài > 8 tuần
2. Chẩn đoán nguyên nhân:
- Bệnh lý đường hô hấp trên: là nguyên nhân thường gặp nhất gây ho kéo dài, các bệnh lý thường gặp bao gồm: viêm mũi vận mạch, viêm xoang, polyp mũi.
- Hen phế quản: là nguyên nhân gây ho kéo dài thứ hai sau bệnh lý mũi xoang. Ho thường xuất hiện vào nửa đêm về sáng, khi thay đổi thời tiết, tiếp xúc dị nguyên, có thể thấy khó thở cò cử ở những trường hợp điển hình.
- Trào ngược dạ dày - thực quản: là nguyên nhân thường gặp. Các biểu hiện thường bao gồm: ho kéo dài, ho tăng khi nằm, vào lúc đói. Cảm giác nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: một số ít trường hợp nhiễm trùng hô hấp còn ho kéo dài (ngay cả sau khi đã điều trị kháng sinh hiệu quả), thậm chí ho kéo dài quá 8 tuần.
- Dùng thuốc chẹn thụ thể Angiotensin: ho kéo dài là biểu hiện gặp ở khoảng 15% các trường hợp được dùng thuốc chẹn thụ thể Angiotensin.
- Lao phổi.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Giãn phế quản.
- Ung thư phổi.
- Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan.
- Một số nguyên nhân hiếm gặp khác: dị dạng động tĩnh mạch phổi, nhuyễn sụn khí, phế quản, phì đại amidan, tăng cảm thanh quản...
3. Tiếp cận chẩn đoán ho kéo dài:
- Khai thác tiền sử dùng thuốc ức chế men chuyển. Khám phát hiện các bệnh lý đường hô hấp trên. Tiến hành các thăm dò phát hiện:
- Hen phế quản.
- Lao phổi, lao nội phế quản, giãn phế quản.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ,trào ngược dạ dày thực quản
Khi không rõ chẩn đoán, có thể tiến hành làm thêm một số thăm dò như: test kích thích phế quản (methacholin test), đo pH thực quản.
Trong trường hợp chưa rõ chẩn đoán, có thể tiến hành điều trị thử với hỗn hợp thuốc kháng histamin - co mạch trong 1-2 tuần.
Điều trị nguyên nhân bệnh lý đường hô hấp trên:
- Viêm mũi, xoang dị ứng, viêm mũi vận mạch: Xịt rửa mũi ngày 2-4 lần với dung dịch rửa mũi (natriclorua 0,9%, Vesim hoặc sterimar), sau đó dùng Corticoid xịt mũi (budesonid hoặc flixonase) liều 1-2 xịt cho mỗi bên mũi x 2 lần/ngày. Hoặc có thể dùng nang Budesonide pha với 5 ml dung dịch Natriclorua 0,9%, bơm nhẹ nhàng vào mũi, kết hợp thay đổi tư thế bao gồm: nằm nghiêng 1bên, nằm ngửa.
- Polyp mũi: phẫu thuật cắt bỏ polyp.
- Hen phế quản: hiện nay thường hay dùng kết hợp thuốc điều trị duy trì (Fluticason/salmeterol; Budesonid/formoterol) với 1 thuốc cắt cơn (Salbutamol, Terbutalin). Thay đổi liều thuốc điều trị theo diễn biến của bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc, cần tránh các yếu tố nguy cơ như: không nuôi chó, mèo, tránh khói thuốc lá, thuốc lào, bếp than (tham khảo thêm bài hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản).
- Trào ngược dạ dày - thực quản.
- Tránh các yếu tố nguy cơ: không hút thuốc, tránh đồ uống có cồn, giảm cân, tránh đồ ăn mỡ.
- Dùng thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol 20 mg/ngày, Esomeprazol 40 mg/ngày; dùng liên tục trong 10 ngày.
Thuốc khác: Metoclopramid viên 10 mg x 4 viên/ngày, chia 4 lần, uống trước ăn 30 phút. Thời gian dùng thuốc: 2 tuần.
Ho do dùng thuốc chẹn thụ thể Angiotensin: dừng thuốc chẹn thụ thể Angiotensin. Ho thường hết sau dừng thuốc 1-6 tuần.
Các điều trị không đặc hiệu chỉ định:
- Ho quá nhiều, không cầm được, gây mệt nhiều cho bệnh nhân ở những trường hợp ho chưa xác định rõ nguyên nhân, hoặc một số trường hợp đã xác định được nguyên nhân (ung thư phổi, viêm phế quản, viêm phổi kẽ) nhưng không có rối loạn thông khí tắc nghẽn.
- Bệnh nhân đang có ho máu.
- Không nên dùng thuốc giảm ho cho những bệnh nhân đang có nhiễm trùng đường hô hấp dưới, những trường hợp này, bệnh nhân cần được ho để thải đờm ra ngoài.
Thuốc điều trị:
Thuốc ho tác dụng lên trung ương:
Morphin và các chế phẩm chỉ định ở bệnh nhân kéo dài do ung thư phổi: có thể dùng morphin 5 mg/lần x 2lần/ngày, dùng trong 2-3ngày. Hoặc terpincodein (5 mg codein) x 4 viên/ngày x 5-7 ngày.
Dextromethorphan: liều dùng 30 mg/lần x 3 lần/ngày x 5-7ngày.
Thuốc ho tác dụng tại chỗ
Corticoid dạng phun hít: có thể dùng liều nhỏ corticoid dạng hít: budesonid, fluticason... (hoặc dạng kết hợp: salmeterol/ fluticason; budesonid/ formoterol) liều 250-500 mcg/ngày x 10 ngày.
Lidocain: có thể dùng tạm thời trong trường hợp ho nhiều, pha 2 ml lidocain với 3 ml dung dịch natriclorua 0,9%, khí dung.
Gợi ý thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày để nhanh hết ho
Các thực phẩm cần tránh khi bị ho
1. Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt
Ho là do phổi bị nóng gây ra. Cơ thể bạn sẽ bị “bốc hỏa” khi ăn đồ mặn, ngọt, béo và nó chính là nguyên nhân làm bạn ho nặng hơn. Bạn nên tránh ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác khi bị ho nhẹ.
Triệu chứng ho của bạn sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn cứ tiếp tục giữ thói quen ăn đồ quá mặn hay quá ngọt trong suốt thời gian bị ho.
2. Đồ ăn lạnh
Đồ lạnh sẽ gây kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho càng nặng nề. Ngoài ra, khi bạn uống nước lạnh cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây tổn thương cho phổi mà bệnh ở phổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho.
Vì thế, ăn đồ lạnh lúc này dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu bạn muốn sử dụng đồ trong tủ lạnh thì nên lấy nó ra một lúc cho hết lạnh rồi mới ăn.
3. Thực phẩm có tính cay nóng
Một số món ăn cay có thể khiến cho bệnh ho kéo dài và khó chữa trị hơn. Cụ thể, các loại gia vị như ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt,… sẽ nhanh chóng khiến cho vùng niêm mạc họng nhanh chóng bị sưng, viêm. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ rất dễ khiến cho cổ họng bị đau đớn và tăng khả năng ho.
4. Cá, tôm, cua (các loại hải sản)
Khi bị ho, tôm cua và cá không phải là một thực phẩm được khuyến khích sử dụng bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản này. Ngoài ra, trong tôm cua và cá rất giàu Protein mà nhiều người có thể bị dị ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho.
5. Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy
Một số loại rau củ nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ,…sản xuất ra chất cellulite khiến cho cơ thể của người bệnh sinh nhiệt và nhanh chóng sản sinh ra nhiều chất dịch đờm, làm tăng cơn ho ở người bệnh và khó chịu cho bệnh nhân.
6. Không nên uống dừa và mía
Nước dừa, cơm dừa và tất cả những món liên quan tới dừa rất mát cho cơ thể tuy nhiên nó lại không tốt cho người bị ho và suyễn. Vì trong dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Thành phần trong mía cũng tương tự như dừa vì thế bạn cũng nên hạn chế ăn mía khi bị ho.
7. Thực phẩm chiên, nướng
Trong khi bị ho, các chức năng tiêu hóa của bạn tương đối yếu. Bạn ăn đồ chiên rán lúc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
Tất cả các món chiên, xào liên quan đến dầu bạn nên hạn chế ở mức tối thiểu thậm chí tránh xa để cơn ho của bạn có thể hết đứt điểm.
8. Sữa
Theo nghiên cứu, sữa chứa nhiều protein, chúng sản sinh những chất dư nhầy có thừa ở trong đường ruột. Do đó, sau khi uống sữa tươi bạn có thể sẽ gây kích thích sinh ra nhiều chất nhầy bên trong đường hô hấp, trong đó có cả phổi và cổ họng. Nếu như đang bị ho cần phải tạm thời kiêng uống sữa để nhanh chóng hồi phục.
9. Caffeine
Tránh đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà vì caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ, chúng kích thích đi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước dẫn đến cổ họng khô có thể gây khó chịu khi nuốt và khiến bạn bị ho khan, khàn giọng.
10. Thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh
Theo một đánh giá công bố trên tập san dinh dưỡng Anh Quốc (British Journal of Nutrition), dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch.
Vì vậy, khi bệnh bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến và tinh chế thường chứa ít vitamin, khoáng chất và chất xơ như bánh mì trắng, mì trắng, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ đóng gói và món tráng miệng nhiều đường.
Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tối ưu hóa sức mạnh miễn dịch của cơ thể bạn.
11. Không nên ăn quả quýt
Quýt có nhiều phần trong đó vỏ quýt giúp chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa Cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, từ đó sẽ làm cho bạn ho kéo dài và lâu khỏi.
12. Hạn chế thức uống có cồn và có gas
Các thức uống có chứa cồn và gas như bia, rượu, các loại nước ngọt,... đây là các thức uống cần tránh khi ho vì chúng làm khô cổ, khô họng và làm cho tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng, gây ho nhiều hơn.
Các thực phẩm nên ăn khi bị ho
Chế độ ăn uống khi bị ho rất quan trọng, dưới đây là các thực phẩm và món ăn nên ăn khi bị ho để giúp nhanh khỏi nhé.
1. Cháo, súp (Thức ăn lỏng, dễ nuốt)
Khi bị ho dễ gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Vị vậy, cần chế biến các thực phẩm dễ nuốt, mềm như các món súp, cháo (súp gà), nước luộc rau củ,… để tránh gây tổn thương cho cổ họng.
2. Thực phẩm giàu vitamin A, C
Các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, đậm như súp lơ, khoai lang,... các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể.
3. Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô
Tỏi, hành tây, tía tô có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao. Chỉ cần người bệnh sử dụng chúng thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt được các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày với món cháo để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.
Bài thuốc trị ho với nước tỏi mật ong
1. Mật ong
Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, những hợp chất chứa trong mật ong có thể giúp xoa dịu những ho kéo dài. Chỉ cần mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong hoặc uống một cốc mật ong - chanh đào giúp kháng khuẩn, đẩy lùi cơn ho nhanh chóng.
2. Bạc hà
Khi người bệnh ho thường xuyên, niêm mạc họng nhanh chóng bị tổn thương. Đồng thời cổ họng còn xuất hiện rất nhiều đờm, gây ra tình trạng nghẹn họng. Với những trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng lá bạc hà để có thể hỗ trợ làm tan đờm và thông họng hiệu quả.
3. Dấm táo
Với hàm lượng axit tự nhiên cao, giấm táo có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh ở vòm họng, kích thích tăng sinh miễn dịch, phòng ngừa bội nhiễm. Ngoài ra, chất insulin prebiotic trong giấm táo kích thích sản sinh các tế bào bạch cầu có lợi. Do đó, việc sử dụng giấm táo không chỉ làm giảm nhanh các cơn ho mà còn tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Trên đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị ho. Ngoài ra, bạn nên uống thuốc và dùng các cách dân gian bằng thực phẩm để điều trị dứt điểm cơn ho của mình.