Trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền toái và rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh thường khó khăn trong việc đi lại, ngồi, nghỉ ngơi, giảm sự tự tin, giảm ham muốn tình dục và dễ sinh ra căng thẳng, mệt mỏi.
Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20-45% dân số (chủ yếu là nam giới). Bệnh có thể xảy ra với cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là từ 30 – 60 tuổi (50% số người từ 50 tuổi trở lên bị trĩ ít nhất là 1 lần trong đời). Trong y học, bệnh trĩ là sự co dãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn, khiến các búi trĩ sa ra ngoài. Bệnh trĩ gồm có trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp (bị cả trĩ nội và ngoại).
Theo các chuyên gia y tế, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: nhân viên văn phòng, lái xe và nam giới uống rượu, bia nhiều. Ngoài ra, các đối tượng bị bệnh táo bón mạn tính cũng hay mắc bệnh trĩ.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, nhất là phụ nữ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh trĩ. Nếu không biết phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, "bệnh khó nói" này có thể gây biến chứng nguy hiểm.
- Người mắc bệnh béo phì: Người mắc bệnh bép phì rất dễ mắc bệnh trĩ bởi trọng lượng cơ thể lớn, đồng thời do ăn uống nhiều nên hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, thường mắc táo bón dẫn tới bệnh trĩ.
- Bị bệnh trĩ do rối loạn tiêu hóa: Khi bị rối loạn tiêu hóa, có thể bị táo bón hoặc bị tiêu chảy làm hệ thống tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị tác động mạnh nên chúng bị căng giãn ra, sưng lên.
- Bị bệnh trĩ do xơ gan: khi bị xơ gan sẽ dẫn đến tình trạng ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ do áp lực lên tĩnh mạch cửa bị tăng lên.
- Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
- U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
- Quan hệ qua hậu môn: khi quan hệ sẽ khiến các tĩnh mạch dãn quá mức, gây đau đớn, búi trĩ hình thành.
- Phụ nữ mang thai, sinh nở: Thời kỳ mang thai và sinh con của người phụ nữ là thời điểm dễ mắc bệnh trĩ. Thời gian này, thai nhi trong bụng mẹ càng ngày càng lớn dần trong tử cung sẽ gây áp lực cho vùng xương chậu, hậu môn và khi sinh thường thai phụ phải dùng lực rất lớn để rặn thai nhi ra ngoài dẫn tới hình thành búi trĩ. Bên cạnh đó, tĩnh mạch ở hậu môn khó lưu thông máu nên cũng dễ gây ra bệnh.
- Do tuổi cao: Khi bắt đầu bước sang tuổi “lục tuần”, cơ thể bắt đầu có những biểu hiện thoái hóa, hệ tiêu hóa cũng kém đi, cơ thể không còn linh hoạt như trước. Đặc biệt, các tĩnh mạch hậu môn lão hóa dần là điều kiện cho trĩ hình thành và phát triển.
- Ít tập thể dục, lười vận động hoặc vận động quá mạnh: Đứng, ngồi quá lâu hay nói cách khác là lười tập thể dục có thể dẫn tới thừa cân béo phì, gây áp lực đáng kể lên vùng trực tràng, dồn nén lên hậu môn là rất lớn. Điều này khiến việc đi tiêu trở nên không đều, khó khăn. Hơn nữa ngồi hay đứng một tư thế nhiều giờ liền của giới văn phòng hoặc khi lái xe sẽ làm tắc nghẽn các mạch máu vùng dưới, lâu dần sẽ gây nên bệnh trĩ. Ngược lại, khi vận động mạnh cũng có thể bị bệnh trĩ. Vận động mạnh thường xuyên sẽ dùng sức của cơ thể dồn xuống hậu môn, đùi và bắp chân, khiến các tĩnh mạch co dãn dẫn tới trĩ.
- Ăn ít chất xơ: Chế độ ăn nhiều thịt, nhiều đạm, uống nhiều rượu, bia, cà phê… nhưng lại thiếu chất xơ, uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới táo bón, gây ra bệnh trĩ.
- Táo bón, tiêu chảy, rối loạn nhu động ruột. Táo bón là hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa thường thấy ở dân văn phòng do chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lí. Táo bón kinh niên kèm theo phân rắn gây khó khăn trong việc đi đại tiện. Nó làm chúng ta ngồi thật lâu hoặc cố gắng để đi vệ sinh, đè nén lên các tĩnh mạch hậu môn khiến các tĩnh mạch chịu áp lực lớn, do đó có thể làm vỡ các tĩnh mạch trực tràng, tạo áp lực lên hậu môn, làm đứt, rách hay nứt kẽ hậu môn, gây bệnh trĩ. Bên cạnh đó tiêu chảy cũng khiến ta phải đi vệ sinh liên tục, vô tình làm vỡ các tĩnh mạch trực tràng và cũng có thể gây ra trĩ.
- Nếu như táo bón và phải ngồi lâu là lý do gây ra bệnh trĩ thì thói quen đại tiện lâu, vừa đại tiện vừa đọc sách, báo, chơi điện tử hoặc hút thuốc... Khiến phân dồn xuống hậu môn nhưng không được đưa ra ngoài, vừa tạo áp lực lên thành tĩnh mạch, vừa khiến các vi khuẩn xâm nhập trực tràng. Không chỉ tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành mà còn có thể dẫn tới viêm nhiễm hậu môn.
Biểu hiện của bệnh trĩ
Bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm do tâm lý e ngại: vì bệnh ở vùng kín đáo nên người bệnh thường ngại nhất là phụ nữ; tâm lý chủ quan: ban đầu, bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh, đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó. Các hiện tượng này thường thoảng qua và ít gây khó chịu nên rất hay bị phớt lờ.
- Chảy máu: Phổ biến nhất là đi ngoài ra máu (đại tiện), thường có màu đỏ tươi. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào. Về sau, mỗi khi đi cầu, bạn phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, máu lại chảy. Thậm chí, máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.
- Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Búi trĩ sẽ to lên, sa ra ngoài, lúc đầu hiện tượng sa ra ngoài (lòi dom) chỉ sảy ra nhiều nhất khi đi đại tiện, nhưng về sau sẽ sảy ra liên tục. Nếu trĩ sa đô 1, 2 thì không gây ảnh hưởng nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, người bệnh rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4 sẽ ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. Ở độ này thì nên đến bệnh viện để bác sĩ khám, tư vấn và điều trị.
- Bệnh trĩ có thể không đau nhưng cộm, vướng hoặc làm người mắc phải cảm thấy rất đau, nhất là khi di chuyển, ngồi. Vùng hậu môn bị sưng, phù nề, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa.
- Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo ra áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu.
- Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay trong hố ngồi - trực tràng… gây đau. Người bệnh có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng…
- Ngứa: Thường gặp, gây trầy xước và chảy máu (sang thương bờ hậu môn chiếm 50% trường hợp). Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
- Chảy dịch: Chất tiết có thể gây ngứa và làm chảy máu do gãi.
- Các bệnh khác: sa niêm mạc trực tràng, K ống hậu môn, Crohn...
Phân biệt bệnh trĩ với một số trường hợp có chảy máu hậu môn khác:
- Bệnh ung thư hậu môn, trực tràng, cũng có triệu chứng chảy máu giống như bệnh trĩ, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ, không chịu đi khám và điều trị, đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được.
- Trường hợp polyp trực tràng cũng cho dấu hiệu chảy máu, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc.
- Khi bị trĩ ngoại, búi trĩ sa ra ngoài, thường lầm với sa trực tràng (lòi dom), cách điều trị của hai loại bệnh này lại hoàn toàn khác nhau.
Biến chứng của trĩ
- Chảy máu: cấp hoặc mãn tính phụ thuộc vào mức độ chảy máu, lượng máu mất, tình trạng toàn thân. Nếu có chảy máu cấp có khi phải can thiệp cấp cứu cầm máu (đi ngoài ra máu đỏ tươi, phun thành tia, da xanh, niêm mạc nhợt, hồng cầu hematocrit giảm).
- Tắc mạch: đau nhiều hậu môn, khám tại chỗ búi trĩ tím kích thước khác nhau, có thể một nơi hay nhiều nơi, có thể ở trĩ nội hoặc trĩ ngoại, có thể phối hợp... Có thể kèm theo nhiễm trùng hoại tử.
- Sa, nghẹt trĩ: Khi búi trĩ quá to, máu rất dễ đông lại thành cục gây đau đớn và tình trạng tắc mạch trĩ nội và trĩ ngoại sẽ rất khó chịu khi ngồi, đi… Bên cạnh đó, toàn bộ búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên không thể đẩy lên hoặc đầy lên lại xuống ngay kèm theo phù nề, đau có thể nhiễm trùng, loét; thường có kết hợp tắc mạch.
- Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: Các búi trĩ nghẹt lâu ngày sẽ bị hoại tử dẫn đến viêm nhiễm vi khuẩn, hoại tử và có thể gây nên nhiễm trùng máu.
- Thiếu máu: nếu chảy máu nhiều thì bệnh nhân trĩ có thể bị thiếu máu.
- Chức năng hậu môn bị rối loạn: Hậu môn có thể bị co lại khiến việc đi ngoài rất khó khăn hay các cơ hậu môn bị xâm lấn làm cho bệnh nhân mất tự chủ trong việc đi đại tiện.
- Bệnh về da: Khi búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn, hậu môn sẽ tiết ra những dịch nhầy ra ngoài hậu môn khiến cho da những vùng xung quanh hậu môn bị kích thích và dẫn đễn các bệnh về da.
- Rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ có thể sẽ khiến bệnh nhân bị đau lưng dưới, đau nhức xương hay thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn. Đặc biệt là bọn có thể làm cho bệnh nhân nữ viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt ở phụ nữ đang mang thai.
- Ngoài ra, bệnh trĩ có thể gây ra các bệnh thứ phát khác như: Nứt kẽ hậu môn, viêm hốc, gây áp xe, rò quanh hậu môn - trực tràng, viêm ngứa hậu môn - trực tràng… gây ra không ít phiền phức và khó chịu cho người bệnh.
Cách chẩn đoán bệnh trĩ
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng khai thác được từ hỏi bệnh, khám thực thể, đưa ra chẩn đoán xác định và phân độ trĩ. Từ đó chỉ định các xét nghiệm, khám xét cần thiết tiếp theo để xem xét các yếu tố nguy cơ (thiếu máu, xơ gan, đái đường...).
Theo đó, bằng biện pháp thăm khám, có thể nhìn có thể thấy trĩ ngoại (da thừa), sa búi trĩ - niêm mạc hậu môn.
Soi trực tràng cho phép đánh giá các tổn thương khác như nứt kẽ, polip hậu môn, viêm loét trực tràng và đặc biệt là phát hiện ra ung thư trực tràng về đại thể.
Trĩ được phân thành 4 độ:
- Độ 1: Đại tiện ra máu tươi chiếm 80- 90%, chỉ đôi khi có hiện tượng ngứa khó chịu, không thoải mái. Khám qua nội soi: Các búi trĩ nhô lên thấy cương tụ máu nhưng không bị sa tụt khi rặn.
- Độ 2: Triệu chứng chính là phân có máu tươi, búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện đi xong tự co lên (dây chằng giữ niêm mạc còn tốt do đó thấy rõ ranh giới búi trĩ nội và ngoại).
- Độ 3: Xuất hiên các búi trĩ nội khá lớn đôi khi không còn rõ ranh giới giữa búi trĩ nội và ngoại như vậy trở thành một búi trĩ hỗn hợp nội ngoại. Khi đại tiện trĩ lòi ra ngoài hậu môn không tự co lên, bệnh nhân phải dùng tay đẩy búi trĩ lên.
- Độ 4: Các búi trĩ không tự co lên được chỉ một gắng sức nhẹ cũng làm cho búi trĩ sa lồi ra, búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn, gây ẩm ướt, đau rát, chảy máu, tiết dịch mất vệ sinh rất khó chịu; phù nề thắt nghẽn mạch làm đau đớn cho bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị trĩ
Điều trị nội khoa:
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. Đây là cách được áp dụng trong mọi giai đoạn bệnh.
- Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid... giúp làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
- Thuốc y học cổ truyền: pháp điều trị (dưỡng huyết nhuận tràng, chỉ huyết tiêu viêm).
- Thuốc ngâm trĩ: bột tam hoàng (hoàng liên, hoàng bá, hoàng đằng).
- Thuốc bôi ngoài: khô trĩ tán, kem bạch đồng nữ, cao sinh cơ (nghệ, quy vĩ, lá phù dung, hoàng bá, ngưu tất).
- Châm cứu: sử dụng các huyệt toản khúc, yến khẩu, ngân giao, bạch hoàng du, trường cường, thừa sơn.
Điều trị bằng thủ thuật
- Trĩ ngoại: phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ.
- Trĩ nội: Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt. Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ. Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ. Độ 4: cắt trĩ.
- Trĩ cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp can thiệp vào búi trĩ từ đơn sơ đến phức tạp như nong hậu môn, tiêm xơ, sử dụng tia hồng ngoại, tia laser CO2, YAG, thắt trĩ bằng vòng cao su, làm đông lạnh búi trĩ, hoặc bằng các loại hình phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ (phương pháp Whitehead, phương pháp Toupet, phương pháp Milligan-Morgan, phương pháp Ferguson, phương pháp Parks, phương pháp Arnous- Parnaud- Denis…).
Giải pháp phòng ngừa bệnh trĩ
- Bệnh trĩ càng nặng khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Thời gian điều trị càng lâu càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị phức tạp và dễ tái phát.
- Để tránh mắc chứng bệnh “khó nói” này, tập thói quen hàng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định, nên đi mỗi ngày một lần là tốt nhất. Nên tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga) hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội.
- Về dinh dưỡng, nên ăn đầy đủ chất xơ như trái cây, rau củ quả như rau đay, rau mồng tơi...; uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nên uống một ly nước vào buổi sáng giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể và phân mềm hơn; giảm dùng đồ cay nóng và chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt. các thức ăn gây táo bón.
- Tập các bài thể dục thường xuyên như đi bộ, tập yoga, tập bơi...
- Vệ sinh cơ thể và hậu môn sạch sẽ kết hợp sử dụng thuốc tiêu trĩ Safinar
- Không nên ngồi một chỗ kéo dài.
- Đại tiện quá lâu làm tăng áp lực hậu môn và làm tăng áp lực với các tĩnh mạch, từ đó hình thành nên các búi trĩ.
- Vệ sinh không đúng cách vùng hậu môn tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn hoạt động, dẫn tới trĩ.
- Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ…
- Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời.
- Nếu trường hợp đã bị trĩ rồi thì nên giữ vệ sinh sạch sẽ, đi khám bác sĩ chuyên khoa để phân độ và đưa ra phương pháp điều trị thỏa đáng.