Tại sao trẻ bị thấp còi ở tuổi dậy thì?

Tại sao trẻ bị thấp còi ở tuổi dậy thì?

Trẻ em có 3 giai đoạn vàng để tăng tốc về chiều cao, trong đó giai đoạn dậy thì là vô cùng quan trọng và là cơ hội đầu tư cuối cùng, nhưng nhiều gia đình chưa có ý thức đầu tư tốt cho giai đoạn này khiến trẻ đã thiếu dinh dưỡng càng bị thấp còi hơn.

Trẻ thấp còi do đâu?

Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn) và của nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn). Còn sức bền và sức mạnh của thanh niên nước ta được xếp vào loại kém và rất kém so với chuẩn quốc tế.

Các yếu tố có thể dẫn đến thấp còi sớm bao gồm: di truyền có bố mẹ thấp, chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối, đặc biệt là thiếu canxi cùng vitamin D và MK7 (vitamin K2). Ngoài ra, nguyên nhân trẻ thấp còi còn do lười vận động, thường xuyên ngủ ít, ngủ muộn, dậy thì sớm, mắc 1 số bệnh nhiễm trùng, do tâm lý sợ béo và giữ eo ở tuổi dậy thì của các bé gái…

Vận động ít, ngủ thiếu

Hiện nay đa số trẻ có xu hướng ít vận động luyện tập thể thao, sau buổi học là dành phần lớn thời gian ngồi xem ti vi, dùng máy tính, điện thoại... Đồng thời, trẻ thường  ngủ muộn sau 23h khiến thời gian ngủ không đủ hoặc sẽ ngủ dậy muộn. Trong khi, các hormon kích thích tăng trưởng chiều cao thường được sản sinh ra lúc ngủ sâu, và sản xuất mạnh trong khoảng từ 22h đến 03h sáng.

Do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc chưa đúng

Trẻ ăn quá nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột đường nhưng lại thiếu chất đạm (Protein), vitamin (A, D, C…) và chất khoáng (canxi, i ốt, kẽm, sắt…) sẽ dẫn đến thiếu chiều cao. Ngoài ra, trẻ còn không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiến trẻ thiếu vitamin D để hấp thu Canxi.

Rất nhiều bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của Canxi và khoáng chất đối với chiều cao và thể chất, nhưng chế độ bổ sung lại quá thừa hoặc không đúng cách, khiến cho Canxi thay vì cần phải đi vào xương thì lại dư thừa trong ruột gây táo bón, sỏi thận hoặc dư thừa trong máu gây xơ cứng mạch máu, mô mềm, còn trong xương thì vẫn thiếu. Rốt cuộc là chiều cao không đủ còn khiến con mắc thêm bệnh khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Muốn Canxi được hấp thu tối đa vào xương và không dư thừa trong ruột và máu, cần bổ sung Canxi lượng vừa đủ, tốt nhất là dùng dạng nano, và phải bổ sung cùng với vitamin D và MK7 giúp hấp thu vận chuyển tối đa canxi từ ruột vào tận xương.

Chế độ dinh dưỡng nếu thiếu chất đạm (Protein) sẽ khiến xương thiếu Chondroitin để phát triển lớp sụn tiếp hợp và thiếu Collagen (chất hữu cơ của xương) để Canxi gắn vào, cũng như giúp xương dẻo dai, bền chắc.

Một số bé gái đến tuổi dậy thì, do sợ béo và giữ eo đã không dám uống sữa, ăn thiếu chất nhất là thiếu chất đạm, chất béo nên đã bỏ lỡ giai đoạn tăng nhanh về chiều cao của mình.

Một số yếu tố khác khiến trẻ thấp còi là do môi trường, mắc các bệnh nhiễm trùng thường xuyên (ốm vặt), do dậy thì sớm, do thời gian mang bầu và thể trạng lúc 1-3 tuổi có ảnh hưởng mạnh đến chiều cao của trẻ.

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Chiều cao có tác động của di truyền khoảng 23%. Nếu cha mẹ lùn thì chiều cao của con cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn còn có tới 77% yếu tố khác tác động tới chiều cao. Bởi vậy, nếu bố mẹ thấp mà muốn con cao thì hãy chú trọng hơn cho con về dinh dưỡng, thể thao, giấc ngủ và môi trường để con không thua kém bạn bè về chiều cao và thể lực.

Khắc phục tình trạng thấp còi, đặc biệt ở tuổi dậy thì

Chiều cao chỉ phát triển trong một giai đoạn nhất định. Khi qua tuổi dậy thì không thể tăng thêm chiều cao nữa. Để không hối tiếc, các bác sĩ khuyên:

- Với phụ nữ mang thai cần được chăm sóc và bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và sắt, để con sinh ra  không thiếu cân và chiều cao.

- Trong suốt quá trình phát triển lớn lên, từ nhỏ đến tuổi trưởng thành, cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt, sinh hoạt, thể thao đều đặc và bổ sung đầy đủ Canxi cho xương phát triển nhanh nhất và đạt chiều cao tối đa. Ngoài ra, cần chú trọng chế độ dinh dưỡng tốt nhất, đầy đủ nhất trong các giai đoạn quan trọng là từ 0-3 tuổi và giai đoạn dậy thì.

- Đặc biệt, giai đoạn dậy thì (10-18 tuổi) là giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất để trẻ tăng chiều cao, không nên bỏ lỡ. Ở giai đoạn này, sẽ có khoảng 2 năm trẻ cao rất nhanh, mỗi năm có thể cao thêm từ 8-12cm, với bé gái thường xảy ra khoảng từ 9-12 tuổi, bé trai thường từ 12-15 tuổi, lúc này nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, chondroitin, collagen rất cao, nên ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa đủ các dưỡng chất cần thiết.

Lựa chọn thông minh giúp con bạn nâng cao tối đa sức lớn, đạt khối lượng xương đỉnh cao nhất lúc trưởng thành, đạt chiều cao tối đa là thường xuyên sử dụng gói cốm (đối với trẻ nhỏ) và viên uống (đối với trẻ trong giai đoạn dậy thì), có chứa đầy đủ Canxi nano, vitamin D3, MK7 cùng đa dạng các khoáng chất cần thiết để nuôi xương, nhờ đó, trẻ sẽ đạt tới chiều cao lý tưởng và ngăn ngừa các bệnh về xương sau tuổi trưởng thành.

- Song song với chế độ dinh dưỡng, cần tập thói quen tốt: đi ngủ sớm, dậy sớm, vận động thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn có sức rướn như bóng rổ, bóng chuyền, xà, bơi lội, đạp xe...

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan