Bạn biết gì về thực phẩm bổ sung?

Bạn biết gì về thực phẩm bổ sung?

Bên cạnh vai trò quan trọng của thuốc thì hiện nay, thực phẩm bổ sung cũng được sử dụng rộng rãi không chỉ trong hỗ trợ điều trị bệnh mà còn phục vụ nhu cầu khi cơ thể cần: bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cân hoặc giảm cân...

Thực phẩm bổ sung là gì?

Thực phẩm bổ sung (supplements) là một nhóm nhỏ trong nhóm thực phẩm mà bạn có thể ăn, uống hoặc thêm vào các thực phẩm khác. Chúng bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn của bạn, nhằm bù đắp những dinh dưỡng thiếu hụt hoặc để tăng cường sức khỏe.

Các dạng thực phẩm bổ sung thường có trên thị trường gồm viên nang, viên nén, dạng bột hoặc nước… Thành phần cũng hết sức đa dạng từ các loại thảo dược, chất xơ, các axit amin, vitamin, khoáng chất hoặc thậm chí là enzyme.

Vai trò của thực phẩm bổ sung đối với cơ thể

Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, nếu chỉ thông qua con đường ăn uống bình thường và thiếu khoa học, cơ thể thường không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết. Chưa kể, thể trạng của người mỗi người khác nhau nên khả năng tiêu thụ chất cũng khác nhau. Lúc này, việc sử dụng thực phẩm bổ sung là một lựa chọn tối ưu để cân bằng cơ thể, phục hồi thể trạng hoặc tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.

Bạn đã biết cách dùng thực phẩm bổ sung?

Cũng giống như thức ăn hằng ngày, thực phẩm bổ sung muốn đạt hiệu quả bạn cũng cần tuân theo những nguyên tắc khoa học. Tuy rằng chúng không bị quản lý bởi Cục quản lý dược và được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị... nhưng cần thiết hãy tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi quyết định sử dụng.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số người không nên bổ sung một số chất, nhất là dùng với liều lượng lớn hoặc trong thời gian dài. Chẳng hạn như vitamin A rất được khuyến khích sử dụng trong thời kỳ mang thai nhưng liều dùng chỉ là 770 microgram/ ngày. Nếu vượt quá sẽ gây ra các biến chứng dị tật cho trẻ.

Tùy theo độ tuổi, giới tính, và thể trạng của từng người mà liều lượng dung nạp các loại thực phẩm bổ sung cũng khác nhau. Chính vì vậy mà trước khi quyết định bổ sung gì vào thực đơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bạn có thực sự cần và cần bao nhiêu thì đủ.

Một số vitamin và khoáng chất có thể trở nên nguy hiểm mà bạn cần chú ý

Có một số loại vitamin và khoáng chất bạn cần lưu ý khi tiêu thụ, nhất là về liều lượng bởi vì dư thừa vitamin/ khoáng chất so với RDI* sẽ gây ra nguy cơ ngộ độc cho cơ thể và trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh khác. (RDI – Reference Daily Intake: Khẩu phần ăn tham khảo hàng ngày.)

Một số loại điển hình mà bạn cần phải lưu ý:

LOẠI VITAMIN/ KHOÁNG CHẤT

NẾU DÙNG QUÁ LIỀU

Vitamin A

Mờ mắt, vàng da, đau xương, rụng tóc, loét miệng, hoặc thậm chí là suy gan, thận.
Có thể gây dị tật bẩm sinh, cũng như rối loạn hệ thần kinh trung ương nếu mẹ bầu dùng quá liều trong thời gian mang thai.
Vitamin C Có thể gây tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ.
Vitamin D Lượng vitamin D dư thừa có thể tích tụ trong máu làm tăng canxi huyết, từ đó gây ra buồn nôn và nôn.
Có thể gây đau xương và các vấn đề về thận, chẳng hạn như thận yếu và đi tiểu thường xuyên, hoặc hình thành sỏi canxi.
Vitamin B6 Có thể gây tổn thương thần kinh, hoặc cơ (ví dụ như khó điều khiển, kiểm soát chi, tê chân tay), tổn thương da.
Tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa như gây ợ nóng và buồn nôn.
Vitamin B9 (folate) và Vitamin B12 Gây buồn nôn, tức ngực, thiếu kẽm, rối loạn giấc ngủ và nhận thức.
Quá nhiều folate sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát hiện thiếu máu, dẫn đến thiếu vitamin B12, từ đó tăng nguy cơ suy nhược và tổn thương thần kinh.
Dư thừa acid folic (folate), đặc biệt là trong thai kỳ, làm gia tăng tỉ lệ dị tật về thần kinh ở trẻ, tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
Vitamin E Gây ngộ độc: mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phát ban.
Tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và gây rủi ro cho thai nhi.
Canxi Gây tăng canxi huyết với các triệu chứng và hậu quả như buồn nôn, đau dạ dày, khó chịu và trầm cảm.
Làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư tiền liệt tuyến.
Mắc chứng táo bón, sỏi thận.
Sắt Gây ngộ độc sắt: đau dạ dày, buồn nôn và nôn. Lượng sắt dư thừa tích tụ trong các cơ quan nội tạng, gây ra tổn thương cho não và gan, nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Natri Bổ sung quá nhiều natri cao này có thể gây ra huyết áp cao và dẫn đến biến chứng sang các bệnh về tim.
Kẽm Dư thừa kẽm có thể gây đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
Gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

 

Phân biệt thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung

Trong các nghiên cứu người ta phân biệt hai thuật ngữ “Dietary Supplements” và “Functional Foods”. Tuy nhiên, phần lớn các viên uống vitamin E, vitamin D… đều được gọi dưới tên thực phẩm chức năng (Functional Foods), trong khi thực chất chúng là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplements).

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

THỰC PHẨM BỔ SUNG

Thực phẩm chức năng có thể là các thực phẩm có trong tự nhiên, cũng có thể bao gồm thực phẩm đã được làm giàu hoặc tăng cường một hoặc nhiều chất dinh dưỡng nhất định nào đó, nhằm khôi phục hàm lượng dinh dưỡng đã qua chế biến của một loại thực phẩm, để cải thiện chất lượng dinh dưỡng của một loại thực phẩm thiếu dinh dưỡng hoặc để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng khác (ví dụ như bổ sung vitamin D vào sữa, thêm i-ốt vào muối ăn…).

Thực phẩm chức năng cũng có thể là bất kỳ thực phẩm nào mang lại lợi ích tăng cường sức khỏe, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn là những giá trị dinh dưỡng cơ bản. Chẳng hạn như chất xơ hòa tan có trong bột yến mạch và chất béo không bão hòa đơn có trong bơ cũng có thể khiến các thực phẩm này được coi là thực phẩm chức năng.

Là những sản phẩm được sản xuất nhằm bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày dưới dạng thuốc viên, viên nang, viên nén hoặc chất lỏng. Chúng bao gồm các vitamin, khoáng chất, chất xơ, axit béo, axit amin và các sản phẩm tổng hợp tương tự như sản phẩm tự nhiên khác, ví dụ như melatonin.

Bạn có thể coi thực phẩm bổ sung là một phần của thực phẩm chức năng, bởi vì chúng cũng là thực phẩm góp phần mang lại lợi ích sức khỏe cho người dùng nhiều hơn là giá trị về mặt dinh dưỡng.

Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc

Chắc bạn đã nghe câu: "Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Thực tế, dù cả thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung đều thuộc các nhóm chính của các sản phẩm liên quan đến thực phẩm có lợi ích sức khỏe hoặc y tế, mặt khác có công dụng nhất định trong việc điều trị một số bệnh nhất định nhưng chúng lại không phải là thuốc. 

Bên cạnh tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, cải thiện một số bệnh bắt nguồn từ thiếu chất, một số thành phần trong thực phẩm bổ sung nếu được thêm theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị một số bệnh như huyết áp, tim mạch… bên cạnh các loại thuốc điều trị khác. Thế nhưng những thực phẩm bổ sung này nếu chỉ “chiến đấu” một mình thì sẽ không thể giúp bạn khỏi bệnh được.

Mua thực phẩm bổ sung như thế nào cho đúng?

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia y tế trước khi mua. Nếu cơ thể chưa được bổ sung đầy đủ các chất cần thiết thông qua thực đơn hàng ngày, thì việc lựa chọn thực phẩm bổ sung như vitamin tổng hợp là điều cần thiết.

- Thận trọng khi kết hợp bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào với đơn thuốc bác sĩ đã kê khi điều trị bệnh. Việc bạn sử dụng một số thực phẩm bổ sung trước khi dùng thuốc theo đơn, hoặc chỉ định phẫu thuật… sẽ được bác sĩ đề nghị ngưng dùng vì có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 

- Hãy đọc nhãn sản phẩm trước khi mua, bao gồm thành phần, liều lượng, đối tượng sử dụng...

- Chọn sản phẩm có nguồn gốc minh bạch và được chứng nhận an toàn. Mua chúng ở nhà thuốc, cửa hàng đáng tin cậy.

- Đối với những sản phẩm ngoại nhập, hãy ưu tiên tìm đến các nhà phân phối thay vì mua tại các shop online nếu chưa dám chắc về chất lượng.

THỰC PHẨM BỔ SUNG CÔNG DỤNG LIỀU DÙNG
Sắt Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu đáp ứng nhu cầu tăng lượng máu cho cả mẹ và bé trong thời kỳ mang thai.
Đảm bảo quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể và sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của thai nhi và nhau thai.
Phòng tránh thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
27mg (phụ nữ mang thai bị thiếu sắt hoặc thiếu máu cần liều sắt cao hơn, dưới sự tư vấn cụ thể của bác sĩ)

 
Folate (axit folic) Hỗ trợ quá trình tổng hợp DNA, sản xuất hồng cầu và sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và tim, cũng như các bất thường bẩm sinh như hở vòm miệng.
600 ug
(tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêu thụ ít nhất 400 ug folate hoặc axit folic mỗi ngày để dự trù cho những trường hợp mang thai ngoài kế hoạch)
Magie Đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, cơ bắp và thần kinh.
Giảm nguy cơ sinh non.
350 – 400 mg
 
Vitamin D và canxi

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi. Vitamin D cũng quan trọng đối với hệ miễn dịch và quá trình phân chia tế bào.

Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu rất cần thiết cho sự phát triển xương và răng của bé, cũng như cơ bắp, dây thần kinh và chuẩn bị cho một trái tim khỏe mạnh.

Vitamin D: 15 ug
Canxi: 800 – 1,500 mg tùy từng giai đoạn

 
Dầu cá Chứa hai axit béo omega-3 là DHA và EPA, hai axit béo thiết yếu rất quan trọng cho sự phát triển não bộ và mắt hệ thần kinh của thai nhi. Tăng cường khả năng tập trung ở trẻ nhỏ.
Giảm nguy cơ trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ sinh non ở mẹ.
Lượng đủ để cung cấp khoảng:
300 mg DHA
200 mg EPA

 
Vitamin B12 Cần thiết cho sự phát triển thần kinh Vitamin B12: 250 - 500 ug
Iốt Cần thiết cho sự phát triển thần kinh và trí não của em bé. Phụ nữ mang thai 220 ug
Phụ nữ cho con bú: 270 ug
(tránh dùng rong biển và iốt có nguồn gốc từ rong biển do nguy cơ ngộ độc thủy ngân)

Thực phẩm bổ sung đóng vai trò thực sự tốt cho sức khỏe. Hãy sử dụng chúng một cách khoa học và thông minh  để đạt được hiệu quả như ý.

Bài viết liên quan