Người bị bệnh xương khớp có nên đi bộ không? Lời khuyên từ chuyên gia

Người bị bệnh xương khớp có nên đi bộ không? Lời khuyên từ chuyên gia

Đối với các bệnh về xương khớp, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị thì nhu cầu luyện tập thể dục thể thao cũng rất cần thiết. Nhiều người tập thói quen đi bộ như một phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu. Vậy câu hỏi đặt ra là người bị bệnh xương khớp có nên đi bộ không? Trả lời thắc mắc qua bài viết sau đây!

Khái quát về bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là tình trạng rối loạn trong đó chức năng của khớp, dây chằng, cơ, dây thần kinh, gân và cột sống bị suy giảm. Tình trạng này gây ra đau đớn và mất khả năng vận động, khiến người bệnh không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Tìm hiểu về bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp có nên đi bộ không?

Đi bộ là một bài tập tích cực và có lợi cho khớp. Loại hình vận động này giúp các cơ được dịch khớp nuôi dưỡng, sụn khớp được hoạt hóa, các khớp được bôi trơn, tránh khô khớp và hạn chế viêm khớp, cứng khớp.

Thói quen đi bộ hàng ngày cũng giúp cơ thể giảm cân và giảm căng thẳng cho hệ cơ xương. Tuy nhiên, đi bộ bao lâu là hợp lý và không ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa khớp thì người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: 

Cách đi bộ hợp lý cho người bệnh bị bệnh xương khớp

Để có cách đi bộ mang lại hiệu quả, bạn nên:

  • Nếu khớp sưng, đau, nóng đỏ cần hạn chế gập duỗi (nhất là khớp gối).

  • Cần khởi động nhẹ nhàng các cơ từ 10-15 phút trước khi đi bộ.

  • Không đi chân không, đi giày thể thao mềm, nhẹ, chống trơn trượt.

  •  Đường đi bộ phải bằng phẳng, yên tĩnh, sạch sẽ, có nhiều cây xanh bóng mát.

  • Thời gian đi bộ nên giới hạn trong khoảng 30-45 phút, chia làm hai lần sáng và tối trước khi đi ngủ.

  • Nếu đang đi mà đau khớp ngày càng nặng thì nên dừng lại.

Cách đi bộ phù hợp cho người bị bệnh xương khớp

Một số lưu ý khác khi đi bộ

Một số lưu ý bạn cần nắm khi đi bộ như sau:

  • Kết hợp vận động nhẹ nhàng: yoga, đạp xe, bơi lội, các phương pháp dưỡng sinh,…

  • Kết hợp chế độ ăn uống khoa học hợp lý khi đi bộ: tăng cường rau xanh, trái cây, các chế thực phẩm từ sữa và thực phẩm giàu omega 3 (cá); hạn chế đồ ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều dầu mỡ và rượu bia.

Xem thêm >>> 

Tác dụng của việc đi bộ với bệnh lý khớp gối

Đi bộ mang lại những công dụng tốt cho người bị bệnh xương khớp như:

  • Giúp tăng cường tuần hoàn máu ở sụn khớp

  • Tăng tính dẻo dai, đàn hồi của sụn khớp

  • Kiểm soát cân nặng và giảm áp lực của cơ thể lên khớp gối

Khi tập thể dục hoặc đi bộ, người bệnh cần nhớ không thực hiện các động tác có cường độ cao, thời gian dài hoặc phức tạp. Hạn chế khuân vác nặng, leo cầu thang, vận động quá sức. Nghỉ giải lao ngắn và nhận thấy tác dụng của việc tập luyện của bạn.

Ngoài ra, để cải thiện các vấn đề về xương khớp bạn có thể sử dụng Flex-Joint của Mediphar USA giúp tái tạo, phục hồi mô sụn khớp bị tổn thương, tạo chất nhờn, tăng tính vận động linh hoạt của khớp. Sản phẩm còn hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp.

Sử dụng Flex - Joint cho người bị bệnh xương khớp

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho việc người bị bệnh xương khớp có nên đi bộ không. Hãy nắm kỹ những lưu ý trong bài viết để giúp việc đi bộ mang lại hiệu quả tốt nhất, nhanh chóng cải thiện vấn đề xương khớp của mình!

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://menpeptine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Bài viết liên quan