Bệnh nhồi máu cơ tim có di truyền không?

Bệnh nhồi máu cơ tim có di truyền không?

Nhồi máu cơ tim thường bắt gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cả tính mạnh của người bệnh. Vậy bệnh nhồi máu cơ tim có di truyền không? Các biện pháp để dự phòng bệnh là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi!

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Nhiệm vụ chính của tim là bơm máu đi nuôi cơ thể và tim sẽ được nuôi dưỡng bằng một hệ thống các mạch vành. Nhồi máu cơ tim diễn ra khi có sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc 1 phần động mạch khiến tim không được cung cấp đủ máu. Nếu 1 vùng tim bị chết do thiếu máu sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng bơm máu của tim, gây ra suy tim, đột tử, sốc tim,... rất nguy hiểm. 

Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim 

Triệu chứng thường thấy của nhồi máu cơ tim là tình trạng đau thắt, khó thở ở vùng ngực. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ cảm thấy thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp, tăng huyết áp, tay chân lạnh và ẩm, hoảng sợ, lo lắng, kích thích, ngất và đột tử,... 

Nhồi máu cơ tim có di truyền không?

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và để lại nhiều hậu quả cũng như biến chứng nặng nề. Đây là một biến cố về tim mạch, hậu quả của xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, huyết khối và suy tĩnh mạch,... Theo các nghiên cứu, nhồi máu cơ tim có tính di truyền, tức là khi trong gia đình bạn có bố mẹ, anh chị bị bệnh tim sớm thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ cao hơn. 

Vì thế, khi phát hiện trong gia đình bạn có người bị bệnh nhồi máu cơ tim thì các thành viên còn lại nên đến bác sĩ để thăm khám thường xuyên, làm các xét nghiệm về mỡ máu, tầm soát đái tháo đường để xem xét các yếu tố về nguy cơ mắc bệnh tim. Điều này cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu của bệnh xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu và có biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả nhất. 

Nhồi máu cơ tim có thể do di truyền 

Các biện pháp dự phòng bệnh nhồi máu cơ tim

Dưới đây là một số cách để phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim bạn có thể áp dụng như sau: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: bổ sung nhiều trái cây, hạt ngũ cốc, các loại thịt, cá, dầu oliu,... để tăng cường sức khỏe cho tim mạch. Hạn chế ăn thịt đỏ, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ngọt rượu bia, nước có ga,... 
  • Thường xuyên luyện tập thể thao: vận động từ 30 đến 45 phút giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm lượng Cholesterol xấu, giảm huyết áp. Một số bài tập nhẹ nhàng bạn có thể áp dụng như: đi bộ, đạp xe, yoga, thiền,...
  • Duy trì cân nặng hợp lý: thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, dễ tăng huyết áp, tăng Cholesterol. 
  • Cai thuốc lá: trong khói thuốc chứa nhiều chất hóa học làm thu hẹp động mạch, gây tổn thương đến tim. 
  • Hạn chế uống rượu bia: uống nhiều rượu bia có thể gây béo phì, huyết áp cao và suy tim. 
  • Ổn định huyết áp: khi huyết áp cao, áp lực tác động lên động mạch càng nhiều gây xơ vữa động mạch, vì thế bạn nên duy trì huyết áp ở mức bình thường, ổn định nhất có thể. 
  • Kiểm soát đường máu: đường trong máu không ổn định sẽ làm tổn thương thành mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. 

Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để phòng bệnh nhồi máu cơ tim 

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi bệnh nhồi máu cơ tim có di truyền không? Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp đến bạn những cách phòng bệnh tốt nhất, giúp bạn có một sức khỏe dồi dào, tránh được các bệnh về tim mạch không mong muốn. 

 

Bài viết liên quan